Giá vàng 2 tuần đầu 2022: nên đầu tư vàng hay tiếp tục giữ USD?

Giá vàng 13/01/2022 trong nước tăng theo giá vàng thế giới, sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell công bố trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ sẽ không để tình trạng lạm phát kéo dài. Nước Mỹ gián tiếp xác nhận tình trạng lạm phát đang đỉnh điểm.

Lạm phát tại Mỹ

Hiện thực của nước Mỹ những ngày đầu năm 2022: lạm phát đang ở mức cao kỷ lục và đồng USD giảm giá, qua đó kéo giá vàng tăng mạnh. Chủ tịch Fed cho biết mục tiêu ưu tiên của họ là tăng trưởng kinh tế chứ không phải kiểm soát lạm phát. Điều này đồng nghĩa, việc tăng lãi suất sẽ chỉ trong kế hoạch, nếu có, nó cũng sẽ tăng từ từ. Bằng chứng, trong buổi điều trần, ông Powell cho biết Fed dự kiến sẽ có một loạt các đợt tăng lãi suất trong năm nay.

Theo Bộ Lao động Mỹ, lạm phát nước này tăng khoảng 7,1% trong tháng 12/2021 so với cùng kỳ năm 2020, tăng so với mức 6,8% ghi nhận trong tháng 11/2021. Đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 1982 và là tháng thứ ba liên tiếp CPI vượt 6%.

Dữ liệu lạm phát tháng 12/2021 cũng sẽ phản ánh tác động bước đầu của biến thể Omicron dưới góc độ là một nguy cơ mới đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bối cảnh Mỹ và thế giới bước vào năm thứ 3 của đại dịch.

Bên cạnh đó, ông chủ Fed cũng cho biết hiện các cơ quan quản lý cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế. Đây là tín hiệu cho thấy Fed sẽ không ưu tiên việc kiểm soát lạm phát trước các vấn đề khác như việc làm.

Giá vàng trong nước tăng

Sáng 13.1, vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC được mua vào 61 triệu đồng/lượng và bán ra 61,65 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng so với cuối ngày hôm qua. Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng miếng SJC giảm nhẹ còn 650.000 đồng/lượng. Tương tự, ngân hàng Eximbank mua vào là 61,1 triệu đồng/lượng và bán ra 61,6 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng.

Theo Reuters, lạm phát gia tăng đã gây áp lực lên đồng USD và thúc đẩy hoạt động mua vào ở một số nhà đầu tư khi họ đặt cược vào khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Nhà phân tích Suki Cooper của Standard Chartered cho biết giá vàng đã tăng đáng kể ngay cả khi thị trường tiếp tục dự đoán đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fed vào tháng 3. Kim loại quý hiện rất nhạy cảm với đà tăng lãi suất Mỹ, làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng không đem lại lợi suất. Nhưng đà tăng của giá vàng bị kìm hãm vì thị trường Phố Wall tăng điểm, khi số liệu lạm phát giảm bớt một số lo ngại về việc tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến…

Sau báo cáo về CPI, thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt đi lên. Chốt phiên ngày 12.1, chỉ số S&P 500 tăng 0,28% lên 4.726,35 điểm; Chỉ số Nasdaq Composite thêm 0,23% rồi đóng cửa ở 15.188,39 điểm và ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Tương tự, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones dao động quanh tham chiếu sau đó kết phiên tăng 38,3 điểm, tương đương tăng 0,11% lên 36.290,32 điểm.

Dự báo giá vàng

Với những diễn biến mới, vàng tăng mạnh. Tuy nhiên, mặt hàng kim loại quý vẫn chịu áp lực giảm.

Theo Chủ tịch Fed, nền kinh tế Mỹ đã đủ khỏe mạnh để thắt chặt chính sách. Theo đó, trong năm 2022, nếu mọi thứ phát triển như dự đoán, Fed sẽ bình thường hóa chính sách. Chủ tịch Jerome Powell cho hay Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất vài lần trong năm nay cũng như thu hẹp các chương trình hỗ trợ trong thời kỳ đại dịch.

Trong báo cáo mới nhất, Goldman Sachs dự báo Fed nhiều khả năng nâng lãi suất 4 lần trong năm nay và sẽ bắt đầu quá trình thu hẹp bảng cân đối kế toán trong tháng 7/2022 (hoặc có thể sớm hơn). Goldman Sachs nhận định Fed sẽ nâng lãi suất trong tháng 3, 6, 9 và tháng 12/2022.

Nếu Fed tăng mạnh lãi suất, đồng USD sẽ tăng giá và qua đó kéo giá vàng đi xuống. Dù vậy, không ít người tin rằng, ưu tiên hàng đầu của Fed vẫn là thị trường lao động. Nhiều khả năng lãi suất sẽ được tăng chậm và vàng vẫn có cơ hội tăng lên khi lạm phát cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *