Đầu tư

Việt Nam thu hút FDI hơn 31 tỷ USD năm 2021

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/12/2021 đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Singapore dẫn đầu vốn đầu tư

Singapore trở thành quốc gia đầu tư vào Việt Nam dẫn đầu năm 2021, chiếm 40% với 6,11 tỷ USD. Theo sau là Nhật Bản chiếm 18.3% với 2,79 tỷ USD và Hàn Quốc 1,2 tỷ đô chiếm 7,9%.

Do Singapore có 1 dự án đầu tư mới và 1 trường hợp góp vốn mua cổ phần có vốn đầu tư lớn. Riêng hai dự án này đã chiếm trên 49% tổng vốn đầu tư của Singapore.

Năm qua, 106 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong năm 2021. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 5 tỷ USD, chiếm 15,9% và Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5%.

Hàn Quốc mặc dù chỉ đứng thứ 2 về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong năm 2021.

Hải Phòng thu hút mạnh FDI

Về địa phương thu hút FDI, Hải Phòng vượt qua Long An vươn lên dẫn đầu trong cả năm với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,26 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Long An xếp thứ hai với trên 3,84 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư cả nước. TPHCM đứng vị trí thứ ba với gần 3,74 tỷ USD, chiếm gần 12% tổng vốn đầu tư.

Trong đó, có 1.738 dự án được cấp giấy phép mới giảm 31,4% so với cùng kỳ 2020 với 15,25 tỷ đô.

Các nhà đầu tư nước ngoài hiện đang có mặt tại Việt Nam chi thêm hơn 9 tỷ đô, với 985 lượt dự án đã được cấp phép từ các năm trước, chủ yếu là điều chỉnh vốn, tăng 40,5%.

So với 2020, nhà đầu tư ngoại tập trung tăng vốn hơn là góp vốn và mua cổ phần. Cụ thể, lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài giảm 7.7%, với tổng giá trị 6,89 tỷ đô, qua 3.797 lượt góp vốn, mua cổ phần.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn mua cổ phần không nhiều, song có dự án có quy mô vốn lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn-bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 2,6 tỷ USD và trên 1,4 tỷ USD…

Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,7%, 28,1% và 16,7% tổng số dự án.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *